Hướng dẫn thực hiện các bước sản xuất ống thép mạ kẽm

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 2 vấn đề chính :

  • Quy trình sản xuất ống thép mạ kẽm nhúng nóng
  • Quy trình sản xuất ống thép mạ kẽm

Sau khi nắm rõ từng giai đoạn, chúng ta sẽ dễ dàng phân biệt – so sánh điểm khác nhau của 2 loại sản phẩm này cũng như ứng dụng trong từng lĩnh vực.

Quy trình sản xuất khép kín, khoa học, đảm bảo chất lượng tương xứng với giá thành

  1. SẢN XUẤT ỐNG THÉP MẠ KẼM NHÚNG NÓNG :

Quá trình này được thực hiện sau khi đã sản xuất ống thép hoàn chỉnh và được nhúng vào lớp kẽm bám vào làm cho bề mặt dày và chắc chắn hơn ==> khả năng chống ăn mòn cao. Gồm có 12 bước sản xuất :

  • Bước 1: Xẻ băng. Từ cuộn thép cán nóng (nguyên liệu đầu vào) tiến hành xẻ băng theo kích thước yêu cầu.

  • Bước 2: Đưa vào cụm tở

  • Bước 3: Đưa vào lồng tích

  • Bước 4: Định hình băng thép thành dạng ống

  • Bước 5: Hàn dọc thân nối tạo thành ống thép hoàn chỉnh

  • Bước 6: Gọt đường hàn, phun kẽm đường hàn, chỉnh hình

  • Bước 7: Cắt khẩu độ và nắn thẳng

  • Bước 8: Tẩy gì, làm sạch bên trong và bên ngoài ống thép để lớp kẽm mạ bám chắc vào bề mặt ống thép

  • Bước 9: Mạ kẽm. Nhúng toàn bộ ống thép vào bể kẽm nóng chảy (nhiệt độ cao 815 – 850°c) tạo thành ống thép mạ kẽm nhúng nóng.

  • Bước 10: Thổi kẽm trong ngoài. Ống thép được lấy ra khỏi bể nhúng kẽm và tiến hành thổi kẽm trong ngoài để lớp kẽm phủ đều mặt trong và mặt ngoài. Sau đó, ống thép được đưa vào bể làm nguội.

  • Bước 11: Thụ động hóa bề mặt

  • Bước 12: Kiểm tra và đóng gói theo quy định

ong thep ma kem nhung nong

2. SẢN XUẤT ỐNG THÉP MẠ KẼM :

Đây là loại ống thép có lớp kẽm được phủ lên bề mặt trước khi tiến hành hàn thành đường ống tròn, được gọi là ống tôn mạ kẽm. Lớp kẽm có nhiệm vụ bảo vệ cốt thép bên trong giúp ống luôn bền chắc, hạn chế tình trạng ăn mòn hoặc gỉ sét.

Quy trình sản xuất gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tẩy gỉ làm sạch bề mặt. Từ nguyên liệu đầu vào (thép cuộn cán nóng) tiến hành tẩy gỉ bề mặt để loại bỏ bụi bẩn, gỉ sét và các tạp chất khác để lớp kẽm mạ bám vào bề mặt tối đa.

  • Bước 2: Cán nguội để đưa về độ dày yêu cầu. Cán nguội không làm thay đổi tính chất cơ lý của ống thép.

  • Bước 3: Ủ nhiệt

  • Bước 4: Mạ kẽm. Dải thép được đưa vào bể dung dịch (thành phần chính là kẽm). Dưới tác dụng của dòng điện trong một khoảng thời gian nhất định, ion kẽm bám vào bề mặt dải thép, tạo thành lớp mạ kẽm như yêu cầu.

  • Bước 5: Thụ động hóa bề mặt. Dải thép được đưa ra khỏi bể dung dịch, để khô bề mặt và tiến hành thụ động hóa tạo thành băng mạ kẽm.

  • Bước 6: Xẻ băng theo đường kính yêu cầu.

  • Bước 7: Đưa vào cụm tở

  • Bước 8: Đưa vào lồng tích

  • Bước 9: Định hình băng thép thành dạng ống

  • Bước 10: Hàn dọc thân nối tạo thành ống thép hoàn chỉnh

  • Bước 11: Gọt đường hàn, phun kẽm đường hàn, chỉnh hình

  • Bước 12: Cắt khẩu độ và nắn thẳng

  • Bước 13: Kiểm tra và đóng gói theo quy định

SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA 2 LOẠI :

SU KHAC NHAU GIUA THEP MA KEM VA NHUNG NONG

Trên thực tế, 2 loại ống này được sử dụng khá rộng tãi trong nhiều lĩnh vực. Đối với ống thép mạ kẽm nhúng nóng vì có độ bền cao nên được dùng trong môi trường có tính ăn mòn cao như khu vực gần biển, môi trường có hóa chất ăn mòn…

Ống thép mạ kẽm có tính ăn mòn kém nên được dùng cho các công trình ngoài trời. Cả hai loại này đều được công ty Thép Tín Huy sản xuất và cung ứng số lượng lớn cho mọi nhu cầu sử dụng.

Để biết thêm thông tin hoặc bảng giá ống thép đen mạ kẽm hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *